Nguồn ATX





Nguồn ATX


* Tổng Quan 

1. Nguyên lý hoạt động của bộ nguồn ATX .

psu1

Sơ đồ khối của bộ nguồn ATX


Bộ nguồn có 3 mạch chính là:
- Mạch chỉnh lưu có nhiệm vụ đổi điện áp AC 220V đầu vào thành DC 300V cung cấp cho nguồn cấp trước và nguồn chính .
- Nguồn cấp trước có nhiệm vụ cung cấp điện áp 5V STB cho IC Chipset quản lý nguồn trên Mainboard và cung cấp 12V nuôi IC tạo dao động cho nguồn chính hoạt động (Nguồn cấp trước hoạt động liên tục khi ta cắm điện)
- Nguồn chính có nhiệm vụ cung cấp các điện áp cho Mainboard, các ổ đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD Rom .. nguồn chính chỉ hoạt động khí có lệnh PS_ON điều khiển từ Mainboard .

1.1 Mạch chỉnh lưu:
- Nhiệm vụ của mạch chỉnh lưu là đổi điện áp AC thành điện áp DC cung cấp cho nguồn cấp trước và nguồn xung hoạt động .
- Sơ đồ mạch như sau:

psu2

- Nguồn ATX sử dụng mạch chỉnh lưu có 2 tụ lọc mắc nối tiếp để tạo ra điện áp cân bằng ở điển giữa.
- Công tắc SW1 là công tắc chuyển điện 110V/220V bố trí ở ngoài khi ta gạt sang nấc 110V là khi công tắc đóng => khi đó điện áp DC sẽ được nhân 2, tức là ta vẫn thu được 300V DC
- Trong trường hợp ta cắm 220V mà ta gạt sang nấc 110V thì nguồn sẽ nhân 2 điện áp 220V AC và kết quả là ta thu được 600V DC => khi đó các tụ lọc nguồn sẽ bị nổ và chết các đèn công suất.
1.2 Nguồn cấp trước:
- Nhiệm vụ của nguồn cấp trước là cung cấp điện áp 5V STB cho IC quản lý nguồn trên Mainboard và cung cấp 12V cho IC dao động của nguồn chính .
- Sơ đồ mạch như sau:



- R1 là điện trở mồi để tạo dao động
- R2 và C3 là điện trở và tụ hồi tiếp để duy trì dao động
- D5, C4 và Dz là mạch hồi tiếp để ổn định điện áp ra
- Q1 là đèn công suất

1.3 Nguồn chính:

- Nhiệm vụ : Nguồn chính có nhiệm vụ cung cấp các mức điện áp cho Mainboard và các ổ đĩa hoạt động

- Sơ đồ mạch của nguồn chính như sau:

psu4

- Q1 và Q2 là hai đèn công suất, hai đèn này đuợc mắc đẩy kéo, trong một thời điểm chỉ có một đèn dẫn đèn kia tắt do sự điều khiển của xung dao động .
- OSC là IC tạo dao động, nguồn Vcc cho IC này là 12V do nguồn cấp trước cung cấp, IC này hoạt động khi có lệnh P.ON = 0V , khi IC hoạt động sẽ tạo ra dao động dạng xung ở hai chân 1, 2 và được khuếch đại qua hai đèn Q3 và Q4 sau đó ghép qua biến áp đảo pha sang điều khiển hai đèn công suất hoạt động .
- Biến áp chính : Cuộn sơ cấp được đấu từ điểm giữa hai đèn công suất và điểm giữa hai tụ lọc nguồn chính
=> Điện áp thứ cấp được chỉnh lưu thành các mức điện áp +12V, +5V, +3,3V, -12V, -5V => cung cấp cho Mainboard và các ổ đĩa hoạt động .
- Chân PG là điện áp bảo vệ Mainboard , khi nguồn bình thường thì điện áp PG > 3V, khi nguồn ra sai => điện áp PG có thể bị mất, => Mainboard sẽ căn cứ vào điện áp PG để điều khiển cho phép Mainboard hoạt động hay không, nếu điện áp PG < 3V thì Mainboard sẽ không hoạt động mặc dù các điện áp khác vẫn có đủ.

2. Các Pan thường gặp của bộ nguồn ATX:

2.1: Bộ nguồn không hoạt động:

- Kích nguồn không chạy (Quạt nguồn không quay).

* Nguyên nhân hư hỏng trên có thể do:
- Chập một trong các đèn công suất => dẫn đến nổ cầu chì , mất nguồn 300V đầu vào .
- Điện áp 300V đầu vào vẫn còn nhưng nguồn cấp trước không hoạt động, không có điện áp 5V STB
- Điện áp 300V có, nguồn cấp trước vẫn hoạt động nhưng nguồn chính không hoạt động .
* Kiểm tra:
- Cấp điện cho bộ nguồn và kiểm tra điện áp 5V STB ( trên dây mầu tím) xem có không ? ( đo giữ dây tím và dây đen )
=> Nếu có 5V STB ( trên dây mầu tím ) => thì sửa chữa như Trường hợp 1 ở dưới

- Nếu đo dây tím không có điện áp 5V, bạn cần tháo vỉ nguồn ra ngoài để kiểm tra .

- Đo các đèn công suất xem có bị chập không ? đo bằng thang X1Ω

=> Nếu các đèn công suất không chập => thì sửa như Trường hợp 2 ở dưới .

=> Nếu có một hoặc nhiều đèn công suất bị chập => thì sửa như Trường hợp 3 ở dưới

* Sửa chữa:

- Trường hợp 1: Có điện áp 5V STB nhưng khi đấu dây PS_ON xuống Mass quạt không quay .

Phân tích : Có điện áp 5V STB nghĩa là có điện áp 300V DC và thông thường các đèn công suất trên nguồn chính không hỏng, vì vậy hư hỏng ở đây là do mất dao động của nguồn chính, bạn cần kiểm tra như sau:

psu4

- Đo điện áp Vcc 12V cho IC dao động của nguồn chính

- Đo kiểm tra các đèn Q3 và Q4 khuếch đại đảo pha .

- Nếu vẫn có Vcc thì thay thử IC dao động

- Trường hợp 2: Cấp điện cho nguồn và đo không có điện áp 5V STB trên dây mầu tím , kiểm tra bên sơ cấp các đèn công suất không hỏng, cấp nguồn và đo vẫn có 300V đầu vào.

- Phân tích : Trường hợp này là do nguồn cấp trước không hoạt động, mặc dù đã có nguồn 300V đầu vào, bạn cần kiểm tra kỹ các linh kiện sau của nguồn cấp trước :

psu3

- Kiểm tra điện trở mồi R1

- Kiểm tra R, C hồi tiếp : R2, C3

- Kiểm tra Dz

- Trường hợp 3: Không có điện áp 5V STB, khi tháo vỉ mạch ra kiểm tra thấy một hoặc nhiều đèn công suất bị chập .

- Phân tích: Nếu phát hiện thấy một hoặc nhiều đèn công suất bị chập thì ta cần phải tìm hiểu và tự trả lời được câu hỏi : Vì sao đèn công suất bị chập? bởi vì đèn công suất ít khi bị hỏng mà không có lý do .

- Một trong các nguyên nhân làm đèn công suất bị chập là

1. Khách hàng gạt nhầm sang điện áp 110V

2. Khách hàng dùng quá nhiều ổ đĩa => gây quá tải cho bộ nguồn.

3. Một trong hai tụ lọc nguồn bị hỏng => làm cho điện áp điểm giữa hai đèn công suất bị lệch.

- Bạn cần phải kiểm tra để làm rõ một trong các nguyên nhân trên trước khi thay các đèn công suất.

- Khi sửa chữa thay thế, ta sửa nguồn cấp trước chạy trước => sau đó ta mới sửa nguồn chính.

- Cần chú ý các tụ lọc nguồn chính, nếu một trong hai tụ bị hỏng sẽ làm cho nguồn chết công suất, nếu một tụ hỏng thì đo điện áp trên hai tụ sẽ bị lệch ( bình thường sụt áp trên mỗi tụ là 150V)

- Cần chú ý công tắc 110V- 220V nếu gạt nhầm sang 110V thì điện áp DC sẽ là 600V và các đèn công suất sẽ hỏng ngay lập tức .
2.2 : Mỗi khi bật công tắc nguồn của máy tính thì quạt quay vài vòng rồi thôi

* Phân tích nguyên nhân :

- Khi bật công tắc nguồn => quạt đã quay được vài vòng chứng tỏ
=> Nguồn cấp trước đã chạy
=> Nguồn chính đã chạy
=> Vậy thì nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là gì ???

* Hiện tượng trên là do một trong các nguyên nhân sau :

- Khô một trong các tụ lọc đầu ra của nguồn chính => làm điện áp ra bị sai => dẫn đến mạch bảo vệ cắt dao động sau khi chạy được vài giây .

- Khô một hoặc cả hai tụ lọc nguồn chính lọc điện áp 300V đầu vào => làm cho nguồn bị sụt áp khi có tải => mạch bảo vệ cắt dao động

* Kiểm tra và sửa chữa :
- Đo điện áp đầu vào sau cầu đi ốt nếu < 300V là bị khô các tụ lọc nguồn.
- Đo điện áp trên 2 tụ lọc nguồn nếu lệch nhau là bị khô một trong hai tụ lọc nguồn, hoặc đứt các điện trở đấu song song với hai tụ .
- Các tụ đầu ra ( nằm cạnh bối dây ) ta hãy thay thử tụ khác, vì các tụ này bị khô ta rất khó phát hiện bằng phương pháp đo đạc .
Nguồn: hocnghe.com.vn

I>Mạch lọc nhiễu và chỉnh lưu :



Tác dụng linh kiện :


F1
: Cầu chì bảo vệ quá dòng, khi có hiện tượng chạm chập trong bộ nguồn làm cho dòng qua F1 tăng, dây chì của nó sẽ chảy, ngắt nguồn cấp để bảo vệ các linh kiện không bị hư hỏng thêm.

TH1
: Cầu chì bảo vệ quá áp, có cấu tạo là 1 cặp tiếp giáp bán dẫn, điện áp tối đa trên nó khoảng 230V-270V (tùy loại nguồn). Khi điện áp vào cao quá hoặc sét đánh dẫn đến điện áp đặt trên TH1 tăng cao, tiếp giáp này sẽ đứt để ngắt điện áp cấp cho bộ nguồn.

CX1, CX2
: Tụ lọc đầu vào, làm chập mạch các xung nhiễu công nghiệp tần số lớn.

LF1
: Cuộn cảm, ngăn chặn xung nhiễu tần số lớn không cho lọt vào nguồn.

RV/C3/C3
: Mạch lọc kiểu RC tạo đường thoát cho xung cao tần.

D1-D4
: Mạch nắn cầu, biến đổi điện áp xoay chiều của nguồn cung cấp thành điện áp một chiều.

C5/C6
: Tụ lọc nguồn, san bằng điện áp sau mạch nắn.

R1/R2
: Điện trở cân bằng điện áp trên 2 tụ.

SW1
: Công tắc thay đổi điện áp vào. 220 – ngắt, 110V - đóng Dòng xoay chiều đi qua cầu chì, các xung nhiễu bị loại bớt bởi CX1/LF1 tới RV. Mạch lọc bao gồm RV/C3/C4 sẽ tiếp tục loại bỏ những can nhiễu công nghiệp còn sót lại. Nói cách khác thì dòng xoay chiều đến cầu nắn đã sạch hơn. Vì dòng xoay chiều là liên tục thay đổi nên điện áp vào cầu nắn sẽ thay đổi. Ví dụ bán kỳ 1 A(+)/B(-), bán kỳ 2 A(-)/B(+) ... Nếu điện áp vào là 220V (SW1 ngắt).

Khi A(+)/B(-)
thì diode D2/D4 được phân cực thuận, dòng điện đi từ điểm A qua D2, nạp cho cặp tụ C5/C6, qua tải xuống mass, qua D4 trở về điểm B, kín mạch.

Khi A(-)/B(+)
thì thì diode D1/D3 được phân cực thuận, dòng điện đi từ điểm B qua D3, nạp cho cặp tụ C5/C6, qua tải xuống mass, qua D1 trở về điểm A, kín mạch. Như vậy, với cả 2 bán kỳ của dòng xoay chiều đều tạo ra dòng điện qua tải có chiều từ trên xuống. Điện áp đặt lên cặp tụ sẽ có chiều dương (+) ở điểm C, âm (-) ở điểm D (mass). Giá trị điện áp trên C5/C6 là : - (220V-2x0.7) x sqrt2= 309,14V (nếu dùng diode silic, sụt áp trên mỗi diode ~0.7V) - (220V-2x0.3) x sqrt2= 310,27V (nếu dùng diode gecmani, sụt áp trên mỗi diode ~0.3V) Nếu điện áp vào là 110V (SW1 đóng)

Khi A(+)/B(-)
thì D2 được phân cực thuận, dòng điện đi từ điểm A qua D2, nạp cho C5, về B kín mạch. Giá trị điện áp trên C5 là : 110V-x0.7)x sqrt2= 154,57V (do chỉ sụt áp trên 1 diode)

Khi A(-)/B(+)
thì D1 được phân cực thuận, dòng điện đi từ điểm B nạp cho C6, qua D1 về A kín mạch. Giá trị điện áp trên C6 là : (110V-x0.7)x sqrt2= 154,57V (do chỉ sụt áp trên 1 diode). Tổng điện áp trên C5/C6 sẽ là : 154,57 x 2 = 309,14V Đây chính là nguồn 1 chiều sơ cấp cung cấp cho toàn mạch nguồn, các bạn thợ quen gọi điện áp trên điểm A là điện áp 300V, dĩ nhiên gọi vậy là chưa chính xác về mặt giá trị.

Các hư hỏng trong mạch :


Hiện tượng 1
: Đứt cầu chì

- Do quá áp, sét đánh. Thay đúng chủng loại.

Hiện tượng 2
: Đứt cầu chì, thay vào lại đứt.

- Do chập 1, 2, 3 hoặc cả 4 diode nắn cầu. Khi đó đo điện trở thuận/ngược của chúng đều ~0Ω. Thay. - Do chập 1 trong các tụ lọc. Đo sẽ thấy trở kháng của chúng bằng 0Ω, thay. Tuy nhiên, nguyên nhân này cực kỳ ít xảy ra (xác suất 1%).

Lưu ý : 1 số nguồn còn có ống phóng lôi (hình dạng như tụ gốm) bảo vệ quá áp mắc song song sau cầu chì F1, khi sét đánh hoặc điện áp cao thì nó sẽ chập làm tăng dòng và gây đứt cầu chì F1. Nếu nguồn sử dụng kiểu bảo vệ này thì ta phải đo kiểm tra, trở kháng bằng 0 thì thay.

Hiện tượng 3 : Điện áp điểm A thấp, từ 220V-250V.

- Do 1 hoặc cả 2 tụ lọc bị khô. Thay. Khi tụ khô thường sẽ kèm theo hiện tượng máy không khởi động hoặc khởi động nhưng reser, treo do nguồn vào lúc đó được lọc ko kỹ, còn xoay chiều dẫn đến nguồn ra bị gợn.

Hoàng Trọng Nghĩa

7B ngách 20, ngõ 60 Nguyễn Lương Bằng, thành phố Hải Dương.
Mobile phone : 0963688799.
Email : htnghiahd@gmail.com
Nguồn:  http://kythuatphancung.com/forum/index.php?showtopic=1479
 
 
 
 
 

II > Nguồn Cấp Trước : 

Nhiệm vụ:

  • Cung cấp 5V dây tím (standby).

  • Tạo áp 5V dây công tắc xanh lá (PS_ON).

  • Họat động ngay khi cắm điện.

Linh kiện chính:

  • Transistor hoặc mosfet công suất (Chịu áp U=600V và dòng I=2A)

  • Biền thế xung cấp trước: Biến thế nhỏ nằm ngòai bìa.

  • Transistor nhí (1 hoặc 2 con C945/C1815 và A733/A1015) <-- có một số mạch dùng thằng hồi tiếp từ cuộn dây sẽ không có.

  • IC 431 và OPTO: một ố mạch không có

  • IC ổn áp 7805: cho mạch không dùng 431 và OPTO

  • R, C tạo dao động

nhanbiet
Các sơ đồ mạch thông dụng:



mach-onap

Nhiệm vụ các linh kiện chính:

  • Q3 làm nhiện vụ: Công suất ngắt mở

  • R16, C8: Hồi tiếp tín hiệu để tạo dao động.

  • Q4: Sửa sai do OPTO và IC 431 gởi về.

  • T3: biến thế xung cấp trước.

Các lỗi thường gặp:

  • Mất điện áp 300V đầu vào

  • Đứt điện trở mồi

  • Lỗi R hoặc C hồi tiếp.

  • Lỗi transistor/mosfet công suất.

  • Đứt điện trở bảo vệ từ chân S xuống mass.

  • Lỗi Transistor sửa sai.



benh-mat-ddCấp trước đã chạy nhưng chưa hoàn hảo: quá cao hoặc quá thấp:


  • Các điện trở cầu phân áp sai trị số

  • Lỗi IC 431

  • Lỗi OPTO

  • Tụ lọc ngõ ra khô hoặc phù

drawing2

drawing4
Lê Quang Vinh - www.lqv7.com







III > Mạch nguồn chính :

1 - Vị trí của mạch nguồn chính.

  • Nguồn chính nằm ở đâu ?
    - Nếu loại trừ mạch lọc nhiễu, mạch chỉnh lưu và nguồn cấp trước (Stanby) ra thì nguồn chính là toàn bộ phần còn lại của bộ nguồn ATX

    psu1

  • Nguồn chính có các mạch cơ bản như:
    - Mạch tạo dao động. (sử dụng IC tạo dao động)
    - Biến áp đảo pha đưa các tín hiệu dao động đến điều khiển các đèn công suất.
    - Các đèn khuếch đại công suất.
    - Biến áp chính (lấy ra điện áp thứ cấp)
    - Các đi ốt chỉnh lưu đầu ra
    - Mạch lọc điện áp ra
    - Mạch bảo vệ

    nguonchinh2

  • Các điện áp ra của nguồn chính:
    - Điện áp + 12V (đưa ra qua các dây mầu vàng)
    - Điện áp + 5V (đưa ra qua các dây mầu đỏ)
    - Điện áp + 3,3V (đưa ra qua các dây mầu cam)
    - Điện áp - 12V (đưa ra dây mầu xanh lơ)
    - Điện áp - 5V (đưa ra mầu xanh tắng)

  • Sơ đồ nguyên lý chung của nguồn chính
    pow_mainNguyên lý

  • Khi cắm điện AC 220V, điện mạch chỉnh lưu sẽ cung cấp điện áp 300V DC cho nguồn cấp trước và mạch công suất của nguồn chính.

  • Nguồn cấp trước (Stanby) hoạt động và cung cấp điện áp 12V cho IC dao động, đồng thời cung cấp điện áp 5V STB cho mạch khởi động trên Mainboard.

  • Khi có lệnh P.ON (ở mức thấp) đưa tới điều khiển cho IC dao động hoạt động, IC dao động tạo ra hai tín hiệu dao động ngược pha, cho khuếch đại qua hai đèn đảo pha rồi đưa qua biến áp đảo pha sang điều khiển các đèn công suất.

  • Khi các đèn công suất hoạt động sẽ tạo ra điện áp xung ở điểm giữa, điện áp này được đưa qua biến áp chính rồi thoát qua tụ gốm về điểm giữa của hai tụ lọc nguồn.

  • Các điện áp thứ cấp được lấy ra từ biến áp chính được chỉnh lưu và lọc thành điện áp DC bằng phẳng cung cấp cho Mainboard.












  • Lệnh điều khiển nguồn chính: (Chân P.ON đưa qua dây mầu xanh lá cây từ Mainboard lên)
    - Lệnh P.ON từ Mainboard đưa lên theo dây mầu xanh lá cây là lệnh điều khiển nguồn chính hoạt động.
    - Khi chân lệnh P.ON = 0V là nguồn chính chạy, khi chân P.ON = 3 đến 5V là nguồn chính tắt

  • Tín hiệu bảo vệ Mainboard (Chân P.G đi qua dây mầu xám xuống Mainboard)
    - Từ nguồn chính luôn luôn có một chân báo xuống Mainboard để cho biết tình trạng nguồn có hoạt động bình thường không, đó là chân P.G (Power Good), khi chân này có điện áp từ 3 đến 5V là nguồn chính bình thường, nếu chân P.G có điện áp = 0V là nguồn chính đang có sự cố.

  • Điện áp cung cấp cho nguồn chính hoạt động.
    - Điện áp cung cấp cho mạch công suất là điện áp 300V DC từ bên sơ cấp.
    - Điện áp cấp cho mạch dao động và mạch bảo vệ là điện áp 12V DC lấy từ thứ cấp của nguồn Stanby.

  • Nhận biết các linh kiện trên vỉ nguồn:
    - Đi ốt chỉnh lưu điện áp đầu ra là đi ốt kép có 3 chân trống giống đèn công suất.
    - Các cuộn dây hình xuyến gồm các dây đồng quấn trên lõi ferit có tác dụng lọc nhiễu cao tần.
    - Các tụ lọc đầu ra thường đứng cạnh bối dây nguồn.
    - IC tạo dao động - Thường có số là: AZ750 hoặc TL494
    - IC bảo vệ nguồn - thường dùng IC có số là LM339

    vinguon_atx2

    - Biến áp chính luôn luôn là biến áp to nhất mạch nguồn
    - Biến áp đảo pha là biến áp nhỏ và luôn luôn đứng giữa ba biến áp
    - Hai đèn công suất của nguồn chính thường đứng về phía các đèn công suất

    vimay-atx

2 - Nguyên lý hoạt động của nguồn chính.



  • Khi cắm điện
    - Khi bạn cắm điện AC 220V cho bộ nguồn, mạch chỉnh lưu sẽ cung cấp điện áp 300V DC cho mạch công suất của nguồn chính, đồng thời nguồn Stanby hoạt động sẽ cung cấp 12V cho IC dao động của nguồn chính, tuy nhiên nguồn chính chưa hoạt động và đang ở trạng thái chờ, nguồn chính chỉ hoạt động khi có lệnh P.ON

  • Khi bấm công tắc của máy tính (hoặc chập chân P.ON xuống mass)
    - Khi chân P.ON được đấu mass, lệnh mở nguồn chính được bật, lệnh P.ON đi qua mạch bảo vệ rồi đưa vào điều khiển IC dao động hoạt động.
    - IC dao động hoạt động và tạo ra hai xung điện ngược pha, cho khuếch đại qua hai đèn bán dẫn rồi đưa qua biến áp đảo pha sang điều khiển các đèn công suất.
    - Hai đèn công suất hoạt động ngắt mở theo nguyên tắc đẩy kéo, tạo ra điện áp xung tại điểm giữa, sau đó người ta sử dụng điện áp này đưa qua biến áp chính, đầu kia của biến áp được thoát qua tụ gốm về điểm giữa của tụ hoá lọc nguồn chính.

    hoatdong

    Khi chập chân số 4 của IC dao động (494) xuống mass, IC sẽ hoạt động và cho ra hai xung điện tại các chân 8 và 11, sau đó được hai đèn đảo pha khuếch đại rồi chuyền qua biến áp đảo pha sang điều khiển các đèn công suất, các đèn công suất hoạt động ngắt mở luân phiên để tạo ra điện áp xung ở điểm giữa

3 - Các IC thường gặp trên bộ nguồn ATX

  1. IC tạo dao động họ 494 (tương đương với IC họ 7500)

    Ví dụ TL494, UTC51494


    IC TL 494 có 16 chân, chân số 1 có dấu chấm, đếm ngược chiều kim đồng hồ




    sodokhoi-ic
    Sơ đồ khối bên trong IC - TL 494



  2. Chân 1 và chân 2 - Nhận điện áp hồi tiếp về để tự động điều khiển điện áp ra.

  3. Chân 3 đầu ra của mạch so sánh, có thể lấy ra tín hiệu báo sự cố P.G từ chân này

  4. Chân 4 - Chân lệnh điều khiển cho IC hoạt động hay không, khi chân 4 bằng 0V thì IC hoạt động, khi chân 4 >0 V thì IC bị khoá.

  5. Chân 5 và 6 - là hai chân của mạch tạo dao động

  6. Chân 7 - nối mass

  7. Chân 8 - Chân dao động ra

  8. Chân 9 - Nối mass

  9. Chân 10 - Nối mass

  10. Chân 11 - Chân dao động ra

  11. Chân 12 - Nguồn Vcc 12V

  12. Chân 13 - Được nối với áp chuẩn 5V

  13. Chân 14 - Từ IC đi ra điện áp chuẩn 5V

  14. Chân 15 và 16 nhận điện áp hồi tiếp








  15. Sơ đồ chân IC tạo dao động TL 494

    Sơ đồ chân của IC TL 494


  16. IC tạo dao động họ 7500 (tương đương với IC họ 494 )
    Hình dáng của hai loại IC tạo dao động họ 7500


    sodokhoi-ic-7500

    Sơ đồ khối IC - AZ 7500

    Sơ đồ khối của IC dao động họ 7500 hoàn toàn tương tự với IC dao động họ 494
    Hai IC này AZ7500 (họ 7500) và TL 494 (họ 494) ta có thể thay thế được cho nhau




    • Chân 1 và chân 2 - Nhận điện áp hồi tiếp về để tự động điều khiển điện áp ra.

    • Chân 3 đầu ra của mạch so sánh, có thể lấy ra tín hiệu báo sự cố P.G từ chân này

    • Chân 4 - Chân lệnh điều khiển cho IC hoạt động hay không, khi chân 4 bằng 0V thì IC hoạt động, khi chân 4 >0 V thì IC bị khoá.

    • Chân 5 và 6 - là hai chân của mạch tạo dao động

    • Chân 7 - nối mass

    • Chân 8 - Chân dao động ra

    • Chân 9 - Nối mass

    • Chân 10 - Nối mass

    • Chân 11 - Chân dao động ra

    • Chân 12 - Nguồn Vcc 12V

    • Chân 13 - Được nối với áp chuẩn 5V

    • Chân 14 - Từ IC đi ra điện áp chuẩn 5V

    • Chân 15 và 16 nhận điện áp hồi tiếp







    Sơ đồ chân

    Sơ đồ chân IC - AZ 7500 tương tự IC - TL494

  17. IC khuếch đại thuật toán LM339 trong mạch bảo vệ.
    các mạch khuếch đại thuật toán trong IC
    IC LM339 được sử dụng trong mạch bảo vệ của nguồn ATX

    Mạch so sánh sử dụng phần tử khuếch đại thuật toán (trong IC - LM339)















    lm339-2

    • Khi cho một điện áp chuẩn (Vref) để gim cố định một đầu vào dương(+) của IC thuật toán, nếu ta cho điện áp cần so sánh vào đầu âm (-) thì điện áp đầu ra thu được sẽ nghịch đảo vời tín hiệu đầu vào.
      - Nếu Vin tăng thì Vout sẽ giảm
      - Nếu Vin giảm thì Vout sẽ tăng



    lm339-21

    • Nếu gim đầu vào âm (-) của IC thuật toán và cho tín hiệu thay đổi vào đầu dương thì ta thu được điện áp ra tỷ lẹ thuận với tín hiệu vào.
      - Nếu Vin tăng thì Vout cũng tăng
      - Nếu Vin giảm thì Vout cũng giảm



4 - Giải đáp câu hỏi thường gặp

  1. Câu hỏi 1 - Dựa vào đặc điểm gì để phân biệt nguồn chính với nguồn cấp trước.Trả lời:
    - Trong bộ nguồn ATX thường có 3 biến áp trong đó có một biến áp lớn và hai biến áp nhỏ, nguồn chính có một biến áp lớn và một biến áp nhỏ đứng ở giữa, còn biến áp nhỏ đứng bên cạnh là của nguồn cấp trước.
    - Đèn công suất thì nguồn chính luôn luôn có hai đèn công suất, hai đèn này thường giống hệt nhau và cùng chủng loại, công suất của nguồn chính chỉ sử dụng loại đèn B-C-E, vị trí hai đèn này đứng về phía biến áp lớn.
    - Nguồn cấp trước chỉ có một đèn công suất, nó có thể là đèn B-C-E cũng có thể là đèn D-S-G (Mosfet)
    - Các đèn công suất của nguồn chính và nguồn cấp trước luôn luôn đứng về phía các tụ lọc nguồn chính, các đi ốt chỉnh lưu điện áp ra của nguồn chính cũng có 3 chân nhưng đứng về phía thứ cấp và có ký hiệu hình đi ốt trên thân.

  2. Câu hỏi 2 - Thời điểm hoạt động của hai mạch nguồn có khác nhau không ?Trả lời:
    - Khi ta cắm điện cho bộ nguồn là nguồn cấp trước hoạt động ngay, trong khi đó nguồn chính chưa hoạt động.
    - Nguồn chính chỉ hoạt động khi chân lệnh P.ON giảm xuống 0V (hoặc ta chập chân P.ON mầu xanh vào mass - tức chập vào dây đen)

  3. Câu hỏi 3 - Nguồn cấp trước có khi nào sử dụng IC để dao động không ? Trả lời:
    - Có rất ít nguồn sử dụng IC để dao động cho nguồn cấp trước, bởi vì nguồn cấp trước có công suất tiêu thụ nhỏ nên người ta thường thiết kế chúng rất đơn giản, tuy nhiên vẫn có loại nguồn sử dụng cặp IC dao động và đèn Mosfet như sơ đồ dưới đây:

    nguon-stanby

  4. Câu hỏi 4 - Nguồn chính thường sử dụng những IC dao động loại gì ? Trả lời:
    - Nguồn chính thường sử dụng hai loại IC dao động là
    IC họ 494 ví dụ TL 494, KA494, TDA494 v v...
    và IC họ 7500 ví dụ AZ7500, K7500
    Hai loại IC trên có thể thay thế được cho nhau (ví dụ nguồn của bạn chạy IC - AZ 7500 bạn có thể thay bằng IC- TL494

    - Ngoài ra nguồn chính còn sử dụng một số dòng IC khác như SG6105 , ML4824 v v...

  5. Câu hỏi 5 - Trong bộ nguồn thường thấy có IC so quang, nó thuộc của nguồn chính hay nguồn cấp trước.

    Trả lời:

    - Các nguồn chính thông thường (có hai đèn công suất) chúng không dùng IC so quang
    - Trên các nguồn chính của máy đồng bộ như nguồn máy IBM hay Dell thì có sử dụng IC so quang, trên các bộ nguồn đó người ta sử dụng cặp IC - KA3842 hoặc KA-3843 kết hợp với một đèn công suất là Mosfet.
    - Trên bộ nguồn thông thường thì IC so quang của của mạch nguồn cấp trước.

  6. Câu hỏi 6 - Các cuộn dây hình xuyến ở đầu ra của nguồn chính sau các đi ốt chỉnh lưu có tác dụng gì ?

    Trả lời:



    - Tần số hoạt động của bộ nguồn rất cao, sau khi chỉnh lưu loại bỏ pha âm nhưng thành phần xung nhọn của điện áp vẫn còn, người ta sử dụng các cuộn dây để làm bẫy chặn lại các xung điện này không để chúng đưa xuống Mainboard có thể làm hỏng linh kiện hoặc làm sai dữ liệu.

  7. Câu hỏi 7 - Trên các đầu dây ra của nguồn ATX, thấy có rất nhiều sợi dây có chung mầu và chung điện áp, thậm chí chúng còn được hàn ra từ một điểm, vậy tại sao người ta không làm một sợi cho gọn ? Trả lời:
    - Trên các nguồn mới hiện nay có tới 4 sợi dây mầu cam, 5 sợi dây mầu đỏ và 2 sợi dây mầu vàng cùng đưa đến rắc 24 chân.
    - Các dây mầu cam đều lấy chung một nguồn 3,3V
    - Các dây mầu đỏ đều lấy chung một nguồn 5V
    - Các dây mầu vàng đều lấy chung một nguồn 12V
    * Sở dĩ người ta thiết kế nhiều sợi dây là để tăng dòng điện và tăng diện tích tiếp xúc, nếu có một rắc nào đó tiếp xúc chập chờn thì máy vẫn có thể hoạt động được, giảm thiểu các Pan bệnh do lỗi tiếp xúc gây ra, ngoài ra nó còn có tác dụng triệt tiêu từ trường do dòng điện DC chạy qua một dây dẫn sinh ra (ví dụ một sợi dây có dòng điện một chiều tương đối lớn chạy qua thì chúng biến thành một sợi nam châm và bị các vật bằng sắt hút)

  8. Làm thế nào thể kiểm tra được bộ nguồn ATX có chạy hay không khi chưa tháo vỏ ra ?Trả lời:
    Bạn có thể tiến hành kiểm tra sơ bộ xem nguồn của bạn có còn hoạt động hay không bằng các bước sau:
    - Cấp điện AC 220V cho bộ nguồn

    capdien
    Cấp điện cho bộ nguồn


    - Dùng một sợi dây điện chập chân mầu xanh lá cây vào chân mầu đen
    - Sau đó quan sát xem quạt trong bộ nguồn có quay không ?
    => Nếu quạt quay tít là nguồn đã chạy.
    => Nếu quạt không quay hoặc quay rồi ngắt là nguồn hỏng

    Chập P.ON xuống mass

    Chập chân P.ON (mầu xanh lá cây) xuống Mass


Nguồn: hocnghe.com.vn




IV > Các mạch bảo vệ thực tế :

1 - Phân tích mạch ổn định áp ra trên bộ nguồn POWER MASTER

1) Sơ đồ nguyên lý của toàn bộ khối nguồn



2) Sơ đồ khu vực mạch hổi tiếp và IC dao động



3) Phân tích mạch hồi tiếp


  • Chân 1 và 2 của IC dao động TL 494 hoặc IC 7500 thường được sử dụng
    để nhận điện áp hồi tiếp về khuếch đại rồi tạo ra tín hiệu điều khiển,
    điều khiển cho điện áp ra không đổi.

  • Cấu tạo của mạch:
    -
    Điện áp chuẩn 5V được lấy ra từ chân (14) của IC dao động, điện
    áp này được đấu qua cầu phân áp để lấy ra một điện áp chuẩn có áp nhỏ
    hơn rồi đưa vào chân số 2 để gim cho điện áp chân này được cố định.
    -
    Các điện áp thứ cấp 12V và 5V cho đi qua các điện trở 24K và 4,7K rồi
    đưa vào chân số (1) của IC, từ chân (1) có các điện trở phân áp xuống
    mass để giữ cho chân này có điện áp cao hơn so với chân (2)
    khoảng 0,1V

IC dao động




Mạch hồi tiếp để ổn định điện áp ra


  • Nguyên lý hoạt động:
    -
    Nếu như điện áp ra không thay đổi thì điện áp chênh lệch giữa chân (1)
    với cân (2) cũng không thay đổi, từ đó IC cho hai tín hiệu dao động ra
    ở chân (8) và chân (11) có biên độ cũng không đổi => và kết quả là
    điện áp ra không thay đổi.
    - Nếu vì một lý do nào đó mà điện áp ra
    tăng lên (ví dụ khi điện áp vào tăng lên hoặc dòng tiêu thụ giảm đi),
    khi đó các điện áp 12V và 5V tăng => làm cho điện áp chân (1) tăng,
    chênh lệch giữa chân (1) và (2) tăng lên => IC sẽ điều chỉnh cho
    biên độ dao động ra ở chân (8) và chân (11) giảm xuống => các đèn
    công suất hoạt động yếu đi => làm cho điện áp ra giảm xuống (về giá
    trị ban đầu)
    - Nếu điện áp ra giảm xuống (ví dụ khi điện áp
    vào giảm xuống hoặc dòng tiêu thụ tăng lên), khi đó các điện áp 12V và
    5V giảm => làm cho điện áp chân (1) giảm, chênh lệch giữa chân (1)
    và (2) giảm xuống => IC sẽ điều chỉnh cho biên độ dao động ra
    ở chân (8) và chân (11) tăng lên => các đèn công suất hoạt động mạnh
    hơn => làm cho điện áp ra tăng lên (về giá trị ban đầu)
    * Như vậy
    nhờ có mạch hồi tiếp trên mà giữ cho điện áp đầu ra luôn luôn được ổn
    định khi điện áp đầu vào thay đổi hoặc khi dòng tiêu thụ thay đổi



2 - Phân tích mạch ổn định áp ra trên bộ nguồn SHIDO

1) Sơ đồ nguyên lý của toàn bộ khối nguồn

Mạch chỉnh lưu Nguồn cấp trước Mạch bảo vệ IC dao động Biến áp đảo pha Mạch công suất Biến áp chính Mạch chỉnh lưu điện áp ra Mạch lọc nhiễu



2) Sơ đồ khu vực mạch hổi tiếp và IC dao động

IC dao động



3) Phân tích mạch hồi tiếp

  • Cấu tạo của mạch:
    - Điện áp
    chuẩn 5V được lấy ra từ chân (14) của IC dao động, điện áp này
    được đấu qua điện trở R47 rồi đưa vào chân số (2) để gim cho điện
    áp chân này được cố định khoảng 5V
    - Các điện áp thứ cấp 12V và 5V
    cho đi qua các điện trở R16(27K) và R15(4,7K) rồi đưa vào chân số (1)
    của IC, từ chân (1) có các điện trở R35, R69 và R33 phân áp xuống mass,
    chân (1) được phân áp để có điện áp cao hơn so với chân (2)
    khoảng 0,1V

IC dao động




IC dao động và mạch hồi tiếp ổn định áp ra

  • Nguyên lý hoạt động:
    - Nếu
    như điện áp ra không thay đổi thì điện áp chênh lệch giữa chân (1) với
    cân (2) cũng không thay đổi, từ đó IC cho hai tín hiệu dao động ra ở
    chân (8) và chân (11) có biên độ cũng không đổi => và kết quả là
    điện áp ra không thay đổi.
    - Nếu vì một lý do nào đó mà điện áp ra
    tăng lên (ví dụ khi điện áp vào tăng lên hoặc dòng tiêu thụ giảm đi),
    khi đó các điện áp 12V và 5V tăng => làm cho điện áp chân (1) tăng,
    chênh lệch giữa chân (1) và (2) tăng lên => IC sẽ điều chỉnh cho
    biên độ dao động ra ở chân (8) và chân (11) giảm xuống => các đèn
    công suất hoạt động yếu đi => làm cho điện áp ra giảm xuống (về giá
    trị ban đầu)
    - Nếu điện áp ra giảm xuống (ví dụ khi điện áp
    vào giảm xuống hoặc dòng tiêu thụ tăng lên), khi đó các điện áp 12V và
    5V giảm => làm cho điện áp chân (1) giảm, chênh lệch giữa chân (1)
    và (2) giảm xuống => IC sẽ điều chỉnh cho biên độ dao động ra
    ở chân (8) và chân (11) tăng lên => các đèn công suất hoạt động mạnh
    hơn => làm cho điện áp ra tăng lên (về giá trị ban đầu)
    * Như vậy
    nhờ có mạch hồi tiếp trên mà giữ cho điện áp đầu ra luôn luôn được ổn
    định khi điện áp đầu vào thay đổi hoặc khi dòng tiêu thụ thay đổi

3 - Phân tích mạch ổn định áp ra trên bộ nguồn MAX POWER

1) Sơ đồ nguyên lý của toàn bộ khối nguồn

Chỉnh lưu và lọc IC dao động SG 6105 được thiết kế bao hàm cả mạch bảo vệ bên trong Mạch nguồn Stanby Hai đèn đảo pha Biến áp cấp trước Hai đèn công suất Biến áp chính Mạch chỉnh lưu Cuộn lọc nhiễu



2) Sơ đồ khu vực mạch hổi tiếp và IC dao động

IC dao động



3) Phân tích mạch hồi tiếp

  • Cấu tạo của mạch:
    - Các điện
    áp thứ cấp 12V và 5V cho đi qua các điện trở R49(33K) và R50(11K) rồi
    đưa vào chân số (17) của IC, từ chân (17) có các điện trở R47 và R48
    phân áp xuống mass
    - IC - SG 6105 có điện áp chuẩn sử dụng nội bộ ở trong IC mà không đưa ra ngoài.

IC dao động và mạch hồi tiếp




IC dao động và mạch hồi tiếp ổn định áp ra

  • Nguyên lý hoạt động:
    - Nếu
    vì một lý do nào đó mà điện áp ra tăng lên (ví dụ khi điện áp vào tăng
    lên hoặc dòng tiêu thụ giảm đi), khi đó các điện áp 12V và 5V tăng
    => làm cho điện áp chân (17) tăng, IC sẽ điều chỉnh cho biên
    độ dao động ra ở chân (8) và chân (9) giảm xuống => các đèn công
    suất hoạt động yếu đi => làm cho điện áp ra giảm xuống (về giá trị
    ban đầu)
    - Nếu điện áp ra giảm xuống (ví dụ khi điện áp vào
    giảm xuống hoặc dòng tiêu thụ tăng lên), khi đó các điện áp 12V và 5V
    giảm => làm cho điện áp chân (17) giảm => IC sẽ điều chỉnh
    cho biên độ dao động ra ở chân (8) và chân (9) tăng lên => các đèn
    công suất hoạt động mạnh hơn => làm cho điện áp ra tăng lên (về giá
    trị ban đầu)
    * Như vậy nhờ có mạch hồi tiếp trên mà giữ cho điện áp
    đầu ra luôn luôn được ổn định khi điện áp đầu vào thay đổi hoặc khi
    dòng tiêu thụ thay đổi

Nguồn: hocnghe.com.vn
 






 

2 comments:

  1. B1/ Đối với những bệnh sụt áp của nguồn TQ sửa khá đơn giản. Trước hết quan sát tụ xem 2 con tụ chính, to, bự có bị phồng đít hay ko. Nếu có thì thay ko có thì ĐỪNG ĐỤNG VÀO. Kế tiếp quan sát tiếp đám tụ lọc ngõ ra gần nùi dây bự nếu phù đít thì thay ko phù thì ĐỪNG ĐỤNG VÀO.

    B2/ Dùng điện trở tải, cực chuẩn là 2 con điện trở sứ 10 ôm công suất 20W/con mắc song song sẽ được một tải 40W/5ôm dùng để test lần lượt 3 dây vàng, đỏ, cam. Các dây khác màu CẤM KO ĐỤNG VÀO. Sụt áp lúc này sẽ xảy ra những trường hợp sau:

    a/ Sụt đều toàn bộ ở 3 màu dây
    b/ Sụt 2 dây đỏ và vàng, cam ko sụt
    c/ Sụt mỗi thằng cam

    Như đã nói sụt áp chỉ tính khi tụt dưới 5% ví dụ 12v còn dưới 11.5v gọi là sụt, 5v còn dưới 4.75v gọi là sụt (5v cấp dòng cho khác nhiều thiết bị), 3.3v còn dưới 3.15v gọi là sụt.

    B3/ Cách xử lí các tình trạng sụt như trên:

    a/ Kiểm tra 3 đường hồi tiếp từ 3 màu dây về chân số 1 của 494 hoặc 7500 còn những IC khác do lâu ngày quá nên quên mất chân số mấy rùi. Ví dụ con SG6105 chân 16 hay 17 gì đó, chỉ nhớ con điện trở nó là 100k hay 220k gì đó. 3 đường hồi tiếp đó sẽ có 3 con điện trở, thay 3 con trở này bằng giá trị cao hơn ví dụ 2.7k thì thay bằng 3.3k hay 27k thay bằng 33k chẳng hạn. Kết quả sau khi thay sẽ có được điện áp vàng là 13v, đỏ là 5.3 hoặc 5.5v cam là 3.4v hoặc 3.5v. Sau khi vào tải nó sẽ sụt lại vừa đủ.

    b/ Xử lí như a nhưng hãy chú ý do mạch nguồn này 3.3v ko lấy trực tiếp từ biến áp chính mà đi qua một con FET kênh liên tục, hạ từ 5v dây đỏ xuống thành 3.3v. Do đó mạch 3.3v này có một số linh kiện tự động điều chỉnh điện áp qua con A733 và con TL431 nên nó sẽ khó bị sụt áp. Nếu bị sụt vui lòng xem cách xử lí c

    c/ Vẽ lại mạch cấp nguồn cho đường 3.3v bắt đầu từ con diode xung (schootky, 3 chân) của nguồn 5v qua sò thuận A733 và đèn sửa sai TL431 khi đó ta sẽ phát hiện được 1 con R làm nhiệm vụ điều chỉnh tăng giảm điện áp cho mạch 3.3v này. Do lâu ngày quá nên ko nhớ chính xác nên ko thể hướng dẫn chi tiết cho quí vị được. Vì vậy nên tại hạ chỉ có thể chỉ cho quí vị phương án chứ ko chỉ cho quí vị kết quả được. Tóm lại chỗ này là PHẢI VẼ MẠCH VÀ SUY LUÂN KO THỂ THAY BỪA.

    Kết luận: Nếu ai đó nói rằng sụt áp mà đi thay 2 con tụ chính, 2 con đèn công suất chính, IC dao động, 2 đèn đảo pha và đám diode xung 3 chân, bầy tụ lọc nguồn ra... thì tại hạ chắc chắn người đó chưa đi sâu vào sửa nguồn TQ. Nếu mua hết từng đó linh kiện thì giá thành hơn 40k trong khi đó sửa nguồn TQ bây giờ 30k là hết cỡ. Bên cạnh đó mua hết linh kiện thay vào hơn 80% là ko có kết quả nguyên nhân do nguồn chạy lâu ngày thì tụ, trở liên quan đến việc tạo dao động, dẫn tín hiệu xung đã yếu rồi. Do đó có thay mới mấy thằng kia cũng ko có kết quả. Phương án sửa của tại hạ là khai thác chúng nó đến hơi thở cuối cùng là bỏ.

    Lâu lâu vô gặp mấy anh em vọc sĩ nên ngứa nghề viết vài chữ chơi. Dạo này lười quá nên tại hạ ít hoạt động. Chúc anh em sửa nguồn ngày một tiến bộ
    [/url]" />

    ReplyDelete
  2. Làm thể nào để sử dụng nguồn sỹ chạy quá dòng mà ko bị tắt

    ReplyDelete